Trầm cảm sau sinh – mẹ bỉm sữa tuyệt đối không được chủ quan

0
653

Trầm cảm đã dần trở thành thực trạng nhức nhối mà nhiều mẹ bỉm sữa phải đối mặt sau sinh. Vậy trầm cảm nguy hiểm như thế nào? Cách để ngăn chặn và phòng ngừa căn bệnh trầm cảm làm sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn mẹ nhé!

Trầm cảm là vấn đề mà nhiều mẹ bỉm phải đối mặt sau sinh

1/ Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là tình trạng thường xuất hiện sau khi sinh em bé. Biểu hiện ban đầu của bệnh là mẹ hay mất ngủ, cáu gắt, buồn bã, lo lắng, mệt mỏi,… Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dần chuyển sang bị ám ảnh, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí có ý định tự tử và làm tổn hại đến con.

Những nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh của mẹ bao gồm 3 yếu tố chính: thể chất, tinh thần và yếu tố di truyền.

Mẹ bị trầm cảm hay mất ngủ, cáu gắt, buồn bã, mệt mỏi, ảo giác

Về thể chất

Sau khi sinh, cơ thể của mẹ sẽ  giảm đột ngột estrogen, progestrogen và hormones tuyến giáp. Chính việc rối loạn hoocmon này sẽ làm cho cơ thể mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán nản.

Không chỉ vậy, sau khi trải qua giai đoạn sinh đẻ, mẹ cũng có rất nhiều sự thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch. Cơ thể trong giai đoạn này còn rất yếu nên góp phần làm cho mẹ cảm thấy bị stress.

Những sự thay đổi về nội tiết, sức khỏe sau sinh khiến mẹ mệt mỏi

Về tinh thần

Sinh con là một cột mốc quan trọng đòi hỏi mẹ phải có sự chuẩn bị đầy đủ cả về tinh thần, thể chất và vật chất.

Ít nhất 6 tháng sau sinh, mẹ không thể đi làm, đồng nghĩa với việc không thể lo về vấn đề tài chính. Giai đoạn này, nếu vấn đề kinh tế không thuận lợi sẽ khiến mẹ cảm thấy rất mệt mỏi, đâm ra chán nản. Do đó, hãy chuẩn bị thật kỹ tài chính trước khi quyết định có con mẹ nhé!

Yếu tố tinh thần cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến chứng trầm cảm của mẹ sau sinh

Một vấn đề khác chính là mẹ không nhận được sự giúp đỡ từ người thân, đặc biệt là chồng của mình. Đối với phụ nữ, việc mang nặng đẻ đau đã quá sức, nhưng sinh con ra còn nhỏ lại còn rất nhiều vấn đề khó khăn khiến mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng. Nếu không có sự chia sẻ từ người nhà sẽ khiến mẹ cảm thấy tủi thân, kiệt sức, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến trầm cảm.

Ngoài ra, còn có rất nhiều yếu tố về tinh thần dẫn tới trầm cảm như mâu thuẫn với người thân, vấn đề công việc, sức khỏe của con,…

Không nhận được sự san sẻ và giúp đỡ dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh

Yếu tố di truyền

Một điều đáng ngạc nhiên là việc trầm cảm sau sinh có thể do yếu tố di truyền. Nếu gia đình mẹ đã từng có người bị trầm cảm thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.

2/ Hậu quả của việc trầm cảm sau sinh

Hậu quả đối với mẹ

Trầm cảm sau sinh chính là căn bệnh giết người thầm lặng đáng sợ hiện nay. Đối với người phụ nữ, nó gây ra những tổn thương nặng nề về thể chất và tinh thần, thậm chí có thể dẫn đến tự tử. Theo thống kê, 15% phụ nữ mắc trầm cảm trong 3 tháng đầu sau sinh, và tỷ lệ này là 25% trong 12 tháng tiếp theo, một con số thực sự đáng lo ngại.

Trầm cảm kéo dài khiến mẹ cảm thấy kiệt quệ, mệt mỏi

Mẹ sau sinh bị trầm cảm thường bị hoảng hốt, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, không muốn ăn uống, không muốn “gần gũi” với chồng,…Thời gian kéo dài sẽ làm mẹ bị kiệt quệ, mệt mỏi.

Tệ hơn, nếu tình trạng trầm cảm quá lâu mà không kịp thời phát hiện thì mẹ sẽ có thể bị ảo giác về việc mình bị làm hại hoặc xem bản thân là mối nguy cho gia đình, dẫn đến ý nghĩ tự tử.

Thậm chí có trường hợp trầm cảm nặng còn dẫn đến ý định tự tử

Hậu quả đối với bé

Nếu mẹ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thì bé yêu sẽ là người bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Về mặt thể chất: Bé không có được sự phát triển tốt về thể chất vì giai đoạn này, sữa mẹ là thực phẩm nuôi sống bé chủ yếu. Trong khi đó, mẹ bị trầm cảm thường bỏ bê ăn uống, nguồn sữa cũng không còn chất lượng. Nhiều trường hợp mẹ uống thuốc trị trầm cảm cũng làm ảnh hưởng đến con.

Bé không nhận được nguồn sữa chất lượng từ mẹ để phát triển thể chất

Về mặt tinh thần: khi mắc bệnh, người mẹ sẽ không còn quan tâm nhiều đến con, thậm chí còn có biểu hiện chán nản, bực mình, thù ghét. Tệ hơn, có những người mẹ bị trầm cảm quá nặng dẫn đến những hành động tiêu cực làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con cũng như bản thân.

Bé không nhận được nhiều sự quan tâm và tình yêu thương của mẹ

Hậu quả đối với những người thân khác trong gia đình

Việc mẹ bị trầm cảm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của gia đình, nhất là người chồng. Những người thân khác cũng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều từ bệnh trầm cảm sau sinh của mẹ.

Mẹ bị trầm cảm cũng ảnh hưởng tới các mối quan hệ khác trong gia đình

3/ Cách phòng ngừa và điều trị trầm cảm sau sinh

Hỗ trợ từ người thân

Khi bị chứng trầm cảm, mẹ sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm, cả về thể chất và tinh thần. Lúc này, người thân cần phải thật tâm lý, giúp đỡ mẹ chăm sóc em bé, trò chuyện và thường xuyên ở bên để mẹ không có cảm giác cô đơn. Đặc biệt, mẹ đời chính là người mà mẹ cần ở bên nhiều nhất để được chia sẻ, an ủi.

Người thân cần tâm sự, giúp đỡ và ở bên mẹ khi có triệu chứng trầm cảm

Tư vấn 

Khi nhận ra tình trạng của mình không phải là triệu chứng thông hường và có dấu hiệu của trầm cảm sau sinh thì mẹ nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ. Một số trường hợp, mẹ có thể gặp bác sĩ tâm lý để được tâm sự, giải tỏa buồn bực và trị liệu tâm lý. Cách giải quyết này sẽ có tác dụng cho những trường hợp trầm cảm nhẹ, và bệnh nhân có ý chí mạnh mẽ.

Gặp bác sĩ giúp mẹ tâm sự vấn đề của mình và tìm cách giải quyết trầm cảm

Điều trị bằng thuốc

Trường hợp mẹ đã điều trị tâm lý nhưng vẫn không thể thoát khỏi sự ám ảnh, mệt mỏi thì nên sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ. Thông thường, mẹ sẽ cần sử dụng thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần. Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến con khi cho con bú và về lâu dài cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ.

Trường hợp trầm cảm nặng mẹ phải nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc

Vai trò của bản thân

Một trong những ‘liều thuốc” chống lại trầm cảm sau sinh hiệu nghiệm nhất chính  là ý chí của mẹ. Nhiều trường hợp người bệnh thường buông xuôi, có chiều hướng nuôi dưỡng cảm xúc tiêu cực trong mình và bỏ mặc tất cả. Trong khi đó, cũng có những người ý thức được tình trạng của mình nên luôn cố gắng vượt qua, cũng như chấp nhận sự giúp đỡ của mọi người. Bằng cách này hay cách khác, nhìn chung, ý chí và sự hợp tác của mẹ chính là yếu tố then chốt giúp loại bỏ chứng trầm cảm sau sinh mạnh mẽ nhất.

Mẹ cần chuẩn bị sức khỏe, tinh thần và kiến thức đầy đủ trước khi sinh

Đề phòng trầm cảm sau sinh

Để đề phòng chứng trầm cảm sau sinh, chúng ta cần tìm hiểu thông tin để biết rõ về nó trước khi con chào đời.

Người mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cũng như tâm lý sẵn sàng trước khi sinh. Hiểu đúng và hiểu rõ bao giờ cũng dễ dàng hơn việc không biết gì về nó. Đặc biệt, mẹ cũng cần nói về vấn đề này với người thân trong gia đình để có thể có được những chuẩn bị về tâm lý tốt nhất.

Mẹ và người thân cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin về bệnh trầm cảm trước khi sinh

Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ cũng dùng Progresterone liều cao sau sanh bằng cách tiêm liều giảm dần trong 8 ngày, sau đó dùng cho đến khi có kinh nguyệt trở lại nhằm tránh việc giảm lượng hoocmon Progresterone đột ngột.

Nhiều phụ nữ cũng sử dụng thuốc chống trầm cảm trong 3 tuần cuối của thai kì để phòng ngừa. Về việc phương pháp này có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không thì vẫn chưa có được nghiên cứu chính xác. Tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Một số phụ nữ chọn cách tiêm thuốc chống trầm cảm trong 3 tuần cuối thai kỳ

Sinh con và nuôi con luôn là quá trình vất vả nhưng đầy ý nghĩa đối với mẹ. Trong giai đoạn này, những bất ổn về thể chất hay tâm lý có thể làm mẹ mắc chứng trầm cảm nguy hiểm. Do đó, việc  trang bị cho mình những kiến thức cùng tâm lý vững vàng là vô cùng cần thiết để có được quãng thời gian hạnh phúc nhất bên con.

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.

Xem thêm về các chủ đề:

● Dầu gội thiên nhiên

● Dầu gội cho tóc nhuộm

● Son hữu cơ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here