Tiền mã hóa được định giá như thế nào?

0
841

1. Tiền mã hóa được định giá có khác so với tiền pháp định và khác như thế nào?

Tiền mã hóa không được hỗ trợ bởi một loại hàng hóa như vàng hay bất cứ thứ gì có giá trị cơ bản.

Sự khác biệt lớn nhất giữa giá trị của tiền mã hóa và tiền pháp định là tiền pháp định được chính quyền trung ương hậu thuẫn và tuyên bố là hợp pháp. Giá trị của nó là giá trị cơ bản bắt nguồn từ thực tế, khi các nhà nước tuyên bố rằng nó có giá trị; cả nhà nước lẫn người dân đều thống nhất và đặt niềm tin vào giá trị đó.

Hầu hết các quốc gia hiện nay đều có hệ thống tiền pháp định riêng, quá trình kiểm soát và cung cấp tiền tệ do ngân hàng trung ương và ngân hàng dự trữ thực hiện để tránh lạm phát.

Mặt khác, tiền mã hóa không được chính quyền trung ương hoặc cơ quan nào điều tiết, và hầu hết các nước vẫn không chấp nhận chúng trong các hoạt động hợp pháp. Tiền mã hóa cũng thường có một nguồn cung cố định và do đó, tiền mã hóa không bị mất giá và hầu như không xảy ra vấn đề lạm phát.

Ngoài ra, cả tiền pháp định và tiền mã hóa đều có các đặc tính tương tự nhau: Cả hai loại tiền này đều có thể được sử dụng như một phương tiện trao đổi để mua sản phẩm và dịch vụ, và cả hai đều có giá trị tương đối.

Thông tin hữu ích nhà đầu tư cần tham khảo: Những điểm làm dong tien Ethereum trở nên khác biệt.

2. Tại sao giá của tiền mã hóa lại biến động quá mạnh?

Nó vẫn là một thị trường mới.

Thị trường tiền mã hóa vẫn còn mới và hầu hết mọi người vẫn chưa quen với ngành công nghiệp này.

Thị trường này lại có một số phẩm chất khiến chúng dễ bay hơi.

Tính thanh khoản của thị trường này còn hạn chế so với các thị trường chính thức hóa trong các nền kinh tế truyền thống, như thị trường ngoại hối chẳng hạn. Cụ thể hơn, tổng giá trị của toàn bộ số tiền trên thế giới là hơn $90 nghìn tỷ, trong khi tổng giá trị vốn hóa thị trường của một loại tiền mã hóa dao động quanh mức $250 tỷ, tức là chênh lệch 36.000%.

Khối lượng giao dịch tiền mã hóa hàng ngày là khoảng $14 tỷ, trong khi thị trường ngoại hối hàng ngày đạt gần $5 nghìn tỷ. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán nhiều nhất chỉ là vài cent, trong khi chênh lệch này trong không gian tiền mã hóa có thể lên đến vài đô la.

Tất cả điều này cho thấy tiền mã hóa là một thị trường non trẻ có thể thay đổi rất nhanh chóng và từ đó khiến giá của tiền mã hóa biến động không ngừng.

Mỗi ngày, cũng có nhiều tổ chức và cá nhân chấp nhận sử dụng tiền mã hóa. Vào đầu năm 2018, sàn giao dịch tiền mã hóa thông báo rằng họ có thêm 100.000 người dùng mới mỗi ngày. Nhiều người trong số các thành viên sẽ có quyền lợi đáng kể dù giá của tiền mã hóa tăng hay giảm, làm tăng tính đột phá và sự biến động của thị trường này.

Cuối cùng, hành động thao túng giá có thể được nhìn thấy đầy rẫy trên thị trường còn non trẻ này. Sàn giao dịch trung ương kiểm soát hầu hết các hoạt động của các loại tiền mã hóa, khiến họ có nhiều động lực để tăng doanh thu hơn bằng cách thực hiện các động thái giả. Họ có thể làm điều này bằng cách điều chỉnh giá hiển thị trên các sàn giao dịch, khiến các trader mua hoặc bán một loại coin nào đó.

Loại động thái này sẽ gây ra những ảnh hưởng phức tạp đến thị trường nếu bạn thực hiện trong một thị trường mới có hàng ngàn người tham gia, những người này sẽ dễ dàng bị lợi dụng. Bên cạnh đó, thao tác kiểm soát giá rất khó chứng minh và điều chỉnh trong các thị trường không được kiểm soát.

Sàn giao dịch trung ương cũng bổ sung một nguyên nhân nữa: Họ quản lý và giữ một khoản tiền mã hóa lớn, có nghĩa là nếu họ bị tấn công, nó sẽ tạo ra một tác động đáng kể đến giá của các loại tiền mã hóa.

Thông tin hữu ích nhà đầu tư cần tham khảo: Có nên đầu tư Bitcoin 2018 dưới góc nhìn kinh nghiệm đầu tư Bitcoin 2017.

3. Những yếu tố lớn nào có thể ảnh hưởng đến giá của tiền mã hóa?

Cung và cầu là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá của tiền mã hóa.

Đây là một nguyên tắc kinh tế cơ bản. Nếu một loại tiền mã hóa có một nguồn cung token cao hơn so với cầu của các trader và người sử dụng, thì giá trị của loại tiền mã hóa đó sẽ giảm. Ngược lại, nếu nguồn cung của một tiền mã hóa bị hạn chế trong khi nó có nhu cầu sử dụng cao, thì giá trị của loại tiền mã hóa đó sẽ tăng lên.

Tức là, dựa vào mức độ ‘khan hiếm’ của một loại tiền mã hóa mà xác định giá của nó cao hay thấp. Đây cũng được xem là một trong những yếu tố khiến giá Bitcoin leo lên mức cao nhất. Nguồn cung Bitcoin được giới hạn ở mức 21 triệu BTC. Con số này tương đối thấp so với các token khác – trong khi nhu cầu sử dụng loại coin này đã tăng vọt trong những năm gần đây.

Các phương tiện truyền thông hay tin tức nào cũng có ảnh hưởng lớn đến giá của tiền mã hóa. Nếu một token hay nền tảng có một số tin tức tiêu cực, bạn sẽ thường thấy giá của loại coin đó giảm xuống một mức khá thấp. Nếu cùng một loại coin đó nhưng nếu nó được quảng bá tốt, và có những tin tức tích cực thì giá của nó chắc chắn sẽ tăng. Điều này có nghĩa giá của một loại coin cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cảm xúc của con người.

Các yếu tố khác có ảnh hưởng lớn đến giá bao gồm mức độ của token utility, tức là loại token này hữu ích đến mức nào, và nền tảng blockchain cơ bản nào được áp dụng để giải quyết một vấn đề thực tế, trong khi những khó khăn trong quá trình đào coin dựa trên proof-of-work (POW) cũng có thể xảy ra sai sót gây ảnh hưởng đến giá trị. Ví dụ: một coin khó đào hơn sẽ dẫn đến nguồn cung của nó bị hạn chế trong khi nhu cầu vẫn cao, từ đó khiến giá của nó cũng tăng cao.

4. Giá của tiền mã hóa đã thay đổi như thế nào trong vòng 18 tháng qua?

Theo dõi giá của Bitcoin cho chúng ta thấy: thị trường tổng thể có một tín hiệu tốt trong 18 tháng qua.

  • Tỷ giá đồng Bitcoin bắt đầu năm tăng trưởng từ 2017 ở dưới mức $1.000 giảm khi Trung Quốc công bố điều tra về các sàn giao dịch tiền mã hóa trong nước. Vào thời điểm đó, phần lớn các đợt trade Bitcoin đã diễn ra ở Trung Quốc, và giá Bitcoin giảm xuống đáy trong khoảng $775, trong khi tổng vốn hóa thị trường của nó là $15 tỷ.
  • Bitcoin đã phục hồi, tăng lên hơn $1.000 nhưng lại giảm xuống dưới $1.000 khi vào tháng 3/2017, SEC từ chối phê duyệt Bitcoin ETF. Tổng vốn hóa thị trường giảm $5 tỷ chỉ trong hai ngày.
  • Vào tháng 4/2017, khi Nhật Bản tuyên bố công nhận Bitcoin là một loại tiền tệ hợp pháp, giá của nó lại tăng lên trên $1.000. Tổng vốn hóa thị trường ở giai đoạn đó tăng lên đến $26 tỷ.
  • Từ tháng 4/2017 đến tháng 7/2017, Bitcoin tăng đều đặn lên đến gần $3.000 trong khi tổng vốn hóa thị trường đã vượt mức $100 tỷ. Tuy nhiên, vào giữa tháng 7/2017, giá Bitcoin lại giảm xuống dưới $2.000 trong một vài ngày khi Bitcoin và Bitcoin Cash diễn ra quá trình phân tách.
  • Vào cuối tháng 8/2017, Bitcoin đã phục hồi, tăng lên gần $5.000 và tổng vốn hóa thị trường tăng lên đến gần $170 tỷ.
  • Nhưng sau đó, vào ngày 4/9, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm ICO. Động thái này ít nhiều cũng đã tạo ra một vài sự điều chỉnh khác biệt so với dự kiến. Bitcoin đã giảm xuống còn khoảng $3.300 vào giữa tháng 9/2017 nhưng nhanh chóng hồi phục và vào cuối tháng 9/2017, đạt đến hơn $4.000. Tổng vốn hóa thị trường vào thời điểm này là $ 150 tỷ.
  • Từ đây, giá Bitcoin thực sự tiến vào đà tăng trưởng. Đến cuối tháng 10/2017, BTC đã cán mốc $6.000 và đến tháng 11/2017, giá của mỗi BTC là gần $10.000.
  • Vào giữa tháng 12/2017, giá BTC đạt đến đỉnh cao lên đến $20.000, nhưng đến hết năm 2017, giá chỉ ở mức khoảng $15.000, trong khi vốn hóa thị trường lúc đó là vào khoảng $235 tỷ.

Tính đến cuối tháng 1/2018, giá Bitcoin đã giảm xuống còn khoảng $10.000 và chạm đáy $6.000 trong tháng 2/2018.

Vào tháng 2/2018, chúng ta đã thấy Bitcoin tăng trở lại, lên đến $11.000 và tổng vốn hóa thị trường được phục hồi lên đến khoảng $500 tỷ, trong khi tháng trước đó con số này chỉ ở mức $300.

Kể từ đó, trong bối cảnh ngày càng có nhiều quy định tại các vùng lãnh thổ khác nhau, và những vấn đề khác (chẳng hạn như Google cấm quảng cáo crypto). Giá Bitcoin đã có xu hướng giảm dần, mặc dù thỉnh thoảng nó cũng đã có những khoảng thời gian phục hồi ngắn ngủi Tính đến đầu tháng 7/2018, bảng giá Bitcoin đã dao động quanh mốc $6.000, với tổng vốn hóa thị trường giữ vững ở mức khoảng $250 tỷ.

5. Làm thế nào để có những dự đoán giá chính xác?

Giống như với các thị trường truyền thống, rất khó để có thể đưa ra những dự đoán chính xác hoàn toàn trong thị trường tiền mã hóa.

Một số người dự đoán rằng Bitcoin sẽ phá vỡ mức $1 triệu, bao gồm John McAfee (McAfee Associates), Jim Cramer của CNBC và Bobby Lee (CEO của sàn giao dịch BTCC).

Những người khác lại có những dự đoán khiêm tốn hơn, nhưng vẫn dự đoán giá Bitcoin sẽ tăng khá cao, trong đó có Cựu Giám đốc chiến lược chứng khoán Hoa Kỳ JP Morgan và quản lý hiện tại Fundstrat, Tom Lee, người dự đoán giá Bitcoin sẽ tăng lên đến $25.000 vào cuối năm 2018 và $125.000 trong năm 2022.

Trên đây là những thông tin về xu hướng giá Bitcoin mà tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư hợp lý nhất với đồng tiền mã hóa này. Chúc bạn thành công!

Pink Blockchain là kênh chia sẻ tin tức, kiến thức về tiền tệ mã hóa Bitcoin, Altcoin, Trade coin, Blockchain, Đào coin. Đến với Pink Blockchain, những câu hỏi, thắc mắc trong quá trình kinh doanh đồng tiền điện tử của bạn từ đơn giản như đào tiền ảo là gì cho đến chuyên sâu như Coin nào nên Hold Coin nào nên lướt sẽ được giải đáp thấu đáo và tường tận. Pink Blockchain giúp bạn hiểu rõ hơn về xu thế của đồng tiền kỹ thuật số đang nổi trội lên trong thời gian gần đây và phân tích tình hình bảng giá Bitcoin cũng như các đồng tiền khác để giúp các nhà đầu tư đưa ra được quyết định chính xác nhất có thể.

Nguồn: Pinkblockchain.com

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here