Cách sơ cứu khi bị giật điện

0
938

Sức nóng do điện trở có thể gây bỏng lan rộng và sâu. Trong nhiều trường hợp điện thế cao, bỏng thường kèm theo cháy đen các mô chỉ trong vài giây. Dòng điện ảnh hưởng đến việc kiểm soát thần kinh, nhất là trên tim và phổi có thể gây ngất ngay hoặc mất trí nhớ tạm thời. Nếu không cấp cứu kịp thời, người bị nạn có thể rối loạn nhịp tim gây tử vong nhanh

Trong bài viết của ngày hôm nay, chúng tôi xin được phép chia sẻ và gửi đến với các quý bạn đọc những phương pháp và cách thức sơ cứu cho nạn nhân bị điện giật để có thể tránh được những biến chứng gây nguy hiểm về sau nhé.

Nhanh chóng cách ly nạn nhân với nguồn điện

Khi phát hiện người bị điện giật, trước tiên cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách cắt cầu dao điện. Có thể dùng bất cứ một vật dụng gì khô nhưng không phải bằng kim loại để đẩy, tách nạn nhân ra khỏi dòng điện. Không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nylon, vải khô, đi guốc dép khô hay đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra

Kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện càng sớm càng tốt

Tiến hành sơ cứu tại chỗ

Trong lúc này, điều mà bạn cần phải thực hiện đó chính là bình tĩnh và  tiến hành hồi sức cấp cứu cho nạn nhân bằng cách hà hơi thở ngạt và nhấn tim. Nên để tay giữa ngực bệnh nhân, giữ bằng ức bàn tay, nhấn tim liên tục khoảng 100 lần một phút, liên tục không được dừng lại cho đến khi bệnh nhân thở trở lại được. Trong khi nhấn tim cần kết hợp hà hơi thổi ngạt khoảng 7-8 lần mỗi phút, tức là cứ trung bình nhấn tim khoảng 30 lần thì hà hơi thổi ngạt 2 lần. Cứ kiên trì như vậy cho đến khi bệnh nhân có dấu hiệu thở trở lại

Nhanh chóng tiến hành các biện pháp sơ cứu để kích thở cho nạn nhân

Lưu ý, nếu nạn nhân bị bỏng do điện giật thì lúc này bạn cần phải tiến hành sơ cứu như sau: Rửa vết bỏng dưới vòi nước lạnh khoảng 10 phút. Nếu nạn nhân bất tỉnh, cần làm mát vết bỏng bằng vải ướt rồi đặt bệnh nhân ở tư thế hồi sức

Các biện pháp đảm bảo an toàn nguồn điện tại nơi ở

. Tiến hành lắp đặt các loại thiết bị điện trong nhà ở những vị trí tránh xa nguồn nước, nơi ẩm thấp. Hệ thống ổ cắm trong nhà nên được lắp đặt ở các vị trí che khuất. Những ổ cắm chưa sử dụng cần bọc bởi các tấm chắn, ngăn chặn sự vô tình tiếp xúc với dòng điện, đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ

Thiết kế các vị trí nguồn điện tránh xa tầm tay trẻ em

.Nếu như bạn cần phải tiến hành làm việc trong các môi trường điện thì lúc này bạn cần nên sử dụng và trang bị cho mình các loại vật dụng thiết bị bảo vệ cá nhân như găng tay, giày hoặc ủng có đế cao su cách điện khi làm việc trong môi trường ẩm ướt

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here